Nợ Xấu Là Gì? Cách Kiểm Tra và Xóa Nợ Xấu

Nợ Xấu Là Gì?

Nợ xấu (tiếng anh là Bad Debt) còn gọi là nợ khó đòi, trong đó người vay vi phạm các tiêu chuẩn đặt ra trong thỏa thuận tín dụng.

Có thể hiểu đơn giản đây là việc thanh toán chậm các khoản nợ gốc và tiền lãi so với thời hạn đã ghi trong hợp đồng trên 90 ngày.

Cá nhân bị liệt vào danh sách nợ xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng ở những lần sau.

nợ xấu fnet

Thông tin nợ xấu được lưu trữ tại 2 trung tâm tín dụng:

  1. 1CIC: Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  2. 2PCB: Công ty cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam, thuộc Trung tâm tín dụng tư nhân.

Hiện CIC lưu trữ thông tin hơn 30 triệu khách hàng vay vốn tại Việt Nam, và cả CIC & PCB đều được sử dụng để kiểm tra thông tin nợ xấu khách hàng.

Hệ thống sẽ lưu trữ thông tin về lịch sử tín dụng khách hàng từ 1 – 5 năm kể từ thời điểm khách hàng nhận khoản vay.

Nợ Xấu Có Mấy Nhóm?

Hiện nay có 5 nhóm nợ xấu tín dụng với mức độ khác nhau, cụ thể là:

Nhóm 1 – Dư Nợ Đạt Chuẩn

Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày được xếp vào nhóm này, và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Đây là nhóm có mức độ nhẹ nhất, khách hàng vẫn có khả năng được chấp nhận vay vốn và nhóm này chưa xếp vào nhóm nợ xấu.

Nhóm 2 – Dư Nợ Cần Lưu Ý

Bạn ở nhóm này khi có khoản nợ quá hạn trong khoảng từ 10 ngày đến 90 ngày, và ngân hàng cũng điều chỉnh khoản nợ kỳ hạn thanh toán lần 1.

Nếu rơi vào nhóm này bạn sẽ bị hạn chế khả năng vay tại tổ chức tín dụng, nếu được chấp nhận vay thì phải đáp ứng các điều kiện về chứng minh thu nhập, lý do phát sinh nợ…

Thời gian xóa nợ nhóm 2 là 12 tháng sau khi đã hoàn thành việc thanh toán.

Nhóm 3 – Dư Nợ Không Đủ Tiêu Chuẩn

Nhóm này có thời gian nợ quá hạn trong thời gian từ 30 ngày – 90 ngày.

Kỳ hạn thanh toán nợ đã được điều chỉnh nhưng vẫn nợ dưới 30 ngày.

Khách hàng được miễn hay giảm lãi nhưng không thể trả lãi và sẽ không được chấp nhận cho vay vốn tại bất cứ tổ chức tín dụng nào.

Nếu muốn xem xét vay vốn sau trả nợ phải chờ ít nhất 5 năm.

Nhóm 4 – Nợ Nghi Mất Vốn

Khoản nợ quá hạn thanh toán từ 90 – 180 ngày.

Kỳ hạn được điều chỉnh nhưng  vẫn quá hạn từ 30 – 90 ngày và các ngân hàng lúc này sẽ tiến hành điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần 2.

Thuộc nhóm này không được chấp nhận vay vốn tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào và thời gian xóa nợ là 5 năm.

Nhóm 5 – Nợ Có Khả Năng Mất Vốn

Thời gian quá hạn thanh toán trên 180 ngày.

Kỳ hạn chi trả được điều chỉnh nhưng vẫn nợ quá hạn trên 90 ngày.

Sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần thứ 2 nhưng vẫn không có khả năng trả nợ.

Các đơn vị tài chính cơ cấu điều chỉnh khoản nợ lần thứ 3.

Không được vay vốn tại các tổ chức tài chính và thời gian xóa nợ là 5 năm.

Trong 5 nhóm nợ nói trên, nợ xấu được xác định thuộc các nhóm 3, 4 và 5 và không được chấp nhận khoản vay mới tại các tổ chức tín dụng.

Một Số Nguyên Nhân Phát Sinh Nợ Xấu

Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu được nợ xấu là gì?

Có rất nhiều lý do khiến khách hàng rơi vào cảnh nợ xấu, cho dù nguyên nhân nào thì bạn cũng nên tham khảo những nguyên nhân sau đây.

  1. 1Quên hạn thanh toán hoặc vì lý do nào đó mà thanh toán chậm các khoản nợ (cả lãi & gốc).
  2. 2Không kiểm soát tốt nguồn vốn, sử dụng không có kế hoạch nên đến kỳ hạn không đủ tiền để thanh toán khoản nợ.
  3. 3Phát sinh nợ quá hạn khi mua trả góp tại siêu thị như điện thoại, xe máy…
  4. 4Sử dụng thẻ Credit Card quá đà dẫn đến việc thanh toán nợ chậm.
  5. 5Chi tiêu vượt quá ngưỡng chi trả khiến mất khả năng thanh toán nợ.

Cách Kiểm Tra Nợ Xấu Cá Nhân Như Thế Nào?

Nhiều người thắc mắc rằng tại sao khi tiến hành đăng ký vay, các ngân hàng sẽ biết được bạn đã từng mắc nợ xấu hay chưa.

Bạn có thể kiểm tra nợ xấu thông qua 2 cách sau đây:

Tra Cứu Qua Hệ Thống CIC

Để kiểm tra nợ xấu bạn có thể tra cứu thông tin qua CIC online miễn phí như sau:

Truy cập website của CIC là https://cic.gov.vn/, sau đó đăng ký tài khoản và điền đầy đủ thông tin.

Điền đầy đủ thông tin theo mẫu, bao gồm họ tên, thông tin và ảnh chụp CMND/CCCD, Email, số điện thoại.

Cung cấp địa chỉ và giấy tờ khác theo yêu cầu.

Lưu ý đính kèm 2 ảnh chụp mặt trước và sau CMND/CCCD, 1 ảnh chân dung khách hàng.

1 Mã OTP sẽ gửi về điện thoại của bạn, hãy nhập vào và nhấn “Đồng ý” các điều khoản và nhấn “Tiếp tục”.

Sau 1 ngày làm việc nhân viên CIC sẽ xác nhận thông tin khách hàng bằng cách gửi về kết quả qua Email đã cung cấp.

Đây là các bước tra cứu nợ xấu qua CIC trên website, ngoài ra bạn có thể tự kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân bằng cách tải app về điện thoại.

App hỗ trợ cả hệ điều hành IOS và Android, và việc thực hiện tra cứu thông tin tương tự như trên web.

Tra cứu thông tin trên CIC thành công, hệ thống sẽ gửi cho bạn những báo cáo lịch sử tín dụng như sau:

Kiểm Tra Nợ Xấu Tại Ngân Hàng

Liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính bạn muốn vay vốn, nhân viên sẽ kiểm tra thông tin tín dụng của bạn.

Hoặc khi tiền hành vay vốn bị từ chối và thông báo có nợ xấu thì đồng nghĩa với việc bạn đang gặp nợ xấu.

Một số nơi cung cấp dịch vụ tra cứu cho khách hàng, vì vậy nên nếu cần thiết bạn có thể liên hệ để được trợ giúp.

Làm Cách Nào Để Xóa Nợ Xấu?

Trường hợp đã tra cứu tín dụng và biết mình đang nằm trong danh sách nợ xấu, hãy nhanh chóng thực hiện các bước dưới đây.

  1. Ngay lập tức xoay xở tiền để thanh toán đầy đủ khoản nợ, lãi và tiền phạt, càng nhanh càng tốt bởi vì nếu chậm trễ thêm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tín dụng cá nhân
  2. Tiếp đến cần xác nhận với nhân viên tín dụng khoản vay đã thanh toán xong, nếu có thông tin liên quan sẽ báo cho bạn.
  3. Chờ từ 1 – 3 tháng để thông tin nợ xấu cập nhật trên hệ thống CIC, tùy từng đơn vị mà thời gian chờ đợi sẽ khác nhau.

Các khoản nợ xấu trên hệ thống CIC sẽ xóa hoàn toàn khi khách hàng thanh toán, & thời gian xóa nợ được quy định thời gian như sau:

  • Nợ xấu nhóm 2 : thời gian xóa nợ xấu hoàn toàn là 12 tháng.
  • Nợ xấu nhóm 3, 4 ,5: thời gian xóa nợ xấu là 60 tháng (5 năm).

Trong thời gian này tốt nhất bạn không nên để phát sinh thêm nợ xấu, nếu có khoản vay khác nên thanh toán đúng hạn.

Một số khách hàng rơi vào hồ sơ nợ xấu do yếu tố khách quan sẽ được xem xét để cho vay vốn tiếp.

Nợ Xấu Ảnh Hưởng Đến Bạn Thế Nào?

Nợ xấu có những ảnh hưởng đến bạn như sau:

  1. 1Không được hỗ trợ vay vốn từ bất kỳ tổ chức tín dụng nào trong vòng từ 1 – 5 năm.
  2. 2Chịu mức lãi suất phạt quá hạn lớn đến 150% lãi suất ban đầu.
  3. 3Ảnh hưởng đến người thân khi họ cũng không thể vay được ở bất kỳ tổ chức nào
  4. 4Cuộc sống xáo trộn, có thể bị kiện ra tòa do không thể thanh toán với khoản vay lớn.

Câu Hỏi Thường Gặp Liên Quan Đến Nợ Xấu

Nợ Xấu Có Mua Trả Góp Được Không?

Nếu thuộc nợ xấu nhóm 1 hoặc 2 chỉ có một số công ty tài chính cân nhắc cho phép vay trả góp.

Còn nợ xấu nhóm 3 trở đi, không một ngân hàng hay công ty tài chính nào hỗ trợ mua trả góp sản phẩm, sau khi thanh toán hết nợ xấu thì phải đợi 3 – 5 năm sau mới mua trả góp được.

Người Thân Bị Nợ Xấu Có Vay Vốn Được Không?

Khi tiền hành vay vốn, ngân hàng đều tiến hành đối chiếu và kiểm tra CIC người vay và thành viên gia đình, nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có nợ xấu từ nhóm 2 trở lên thì đều không được xem xét cho vay, vì ngân hàng cho rằng có thể bạn đang vay hộ người thân của mình, nên khả năng thu hồi nợ rất thấp.

Nợ Xấu Mở Thẻ Tín Dụng Được Không?

Bạn không được mở thẻ tín dụng nếu có nợ xấu.

Bạn chỉ được mở thẻ khi nợ xấu đã xóa trên hệ thống CIC (từ 1 – 5 năm).

Nợ Xấu Có Bị Khởi Kiện Không?

Nếu vi phạm thanh toán theo thỏa thuận hợp đồng thì ngân hàng & các tổ chức tài chính có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân để giải quyết.

Trong trường hợp tòa án buộc phải thực hiện nghĩa vụ mà bạn vẫn không chấp hành thì có thể bị tiến hành kiểm kê tài sản thế chấp.

Fnet hi vọng những thông tin được đề cập trong bài viết này đã giúp khách hàng hiểu rõ hơn về Nợ Xấu.

Nếu bạn đang vay vốn, hãy sắp xếp thanh toán nợ kịp thời để tránh rơi vào nợ xấu ở mức độ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cuộc sống và các khoản vay khác trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *